Di chúc có hiệu lực từ khi nào?

Thứ bảy - 29/08/2020 03:49
(TVPL) - Kính gửi Văn phòng Tư vấn luật miễn phí: "Mẹ tôi năm nay 82 tuổi, lập di chúc để lại ngôi nhà hiện tại bà đang sống cho cháu nội năm nay 12 tuổi (di chúc đã được công chứng ). Trong di chúc viết, đến năm cháu 18 tuổi thì mới được đứng tên ngôi nhà đó. Vậy tôi muốn hỏi, nếu mẹ tôi mất trước khi cháu 18 tuổi thì bản di chúc có hiệu lực hay không? Và nếu có hiệu lực thì trong quá trình sang tên có cần chữ ký của các anh, chị, em tôi hay không?" (Ông Nguyễn Văn Hải - phường Lê Lợi, TP. Quy Nhơn hỏi)Phương Nguyễn
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Vấn để ông Nguyễn Văn Hải hỏi, Luật gia Huỳnh Thị Kim Xuân, tư vấn như sau:

Điều 197 Bộ luật Dân sự quy định: Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.

Căn cứ quy định đó, cha, mẹ của bạn có quyền lập di chúc để thừa kế tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

Trong các hình thức di chúc bằng văn bản, có loại di chúc bằng văn bản có chứng thực do người có thẩm quyền chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn chứng thực.
                                 

dc1


Quy định về di chúc hợp pháp

Theo quy định tại Điều 658 và  Điều 659 Bộ luật Dân sự, việc lập di chúc tại UBND xã, phường, thị trấn phải tuân theo thủ tục sau đây:

- Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước người có thẩm quyền chứng thực của UBND phường, thị trấn. Người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Người có thẩm quyền chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn ký vào bản di chúc;

 - Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt người có thẩm quyền chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn. Người có thẩm quyền chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.

- Người có thẩm quyền của UBND xã, phường, thị trấn không được chứng thực đối với di chúc, nếu họ là: Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật; Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

Trở lại vấn đề bạn hỏi, căn cứ các quy định nêu trên, di chúc của cha, mẹ bạn  được coi là hợp pháp khi có đủ điều kiện sau: Trong khi lập di chúc cha, mẹ bà minh mẫn, sáng suốt; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép. Tài sản được cha, mẹ bà định đoạt trong di chúc thuộc quyền sở hữu của cha, mẹ bà. Việc lập di chúc tại UBND phường phải tuân theo thủ tục pháp luật quy định. Người có thẩm quyền chứng thực của UBND phường không phải là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cha, mẹ bà Hương, không phải là người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

Theo khoản 1, Điều 667, Điều 668 Bộ luật Dân sự, di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế (tức là thời điểm người để thừa kế chết). Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết.

Nếu di chúc không hợp pháp thì, khi người để lại di chúc chết, có thể anh, em bạn sẽ khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên hủy di chúc để chia thừa kế theo pháp luật đối với phần tài sản của người cha, mẹ để lại khi chết.

Nếu di chúc hợp pháp, vào thời điểm di chúc có hiệu lực mà anh, chị, em bạn có người chưa thành niên, hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, thì mặc dù họ không được người mẹ lập di chúc cho hưởng di sản, nhưng theo quy định tại  Điều 669 Bộ luật Dân sự, người con đó vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản của người cha được chia theo pháp luật.

Vì vậy, để tránh tranh chấp, để có được di chúc hợp pháp, việc lập di chúc phải tuân theo các quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo quy định tại Điều 669 Bộ luật Dân sự thì, người được chỉ định hưởng di sản theo di chúc cần đảm bảo quyền lợi cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc để tránh việc tranh chấp.

Về việc mẹ bạn mất trước khi cháu nội 18 tuổi thì bản di chúc này vẫn có hiệu lực. Đến khi ngườii cháu 18 tuổi, người cháu có quyền đứng tên căn nhà mà bà nội để lại. Việc sang tên này không cần có chữ ký của các anh, chị, em bạn.

Tác giả bài viết: LS Huỳnh Thị Kim Xuyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây