Các nhà khoa học đã nghiên cứu hệ thống núi lửa trên bán đảo Reykjanes, Iceland, nằm ngủ yên hơn 700 năm qua. Tiềm năng năng lượng địa nhiệt của Reykjanes chưa từng được khai thác.
Quang cảnh trên bán đảo Reykjanes.
Dự án khoan sâu của Iceland (IDDP) bắt đầu được thực hiện vào tháng 8/2016, đã trải qua khoảng 170 ngày khoan sâu vào vành đai núi lửa trên bán đảo Reykjanes.
Giếng khoan hoàn thành vào ngày 25/1/2016, sâu 4.800m - đạt kỷ lục về chiều sâu. Dù vẫn chưa tới đá mácma (hay đá magma) nhưng đã tới đá xung quanh đó nóng đến 427 độ C. Năng lượng địa nhiệt là nhiệt nóng bên dưới bề mặt Trái Đất để sản xuất ra điện.
Năng lượng địa nhiệt thông thường sử dụng hơi nước từ các nguồn tự nhiên, như mạch nước phun hoặc thu nước từ hố sâu áp suất cao và nóng trên Trái Đất. Sau đó, hơi nước nóng được dùng để làm quay tuabin phát điện.
Với năng lượng địa nhiệt núi lửa, nhiệt lượng từ "nước siêu tới hạn". Các nhà nghiên cứu đã giải thích về năng lượng từ nước siêu tới hạn cao hơn hơi nước địa nhiệt thông thường.
Khi đá nóng chảy gặp nước, nhiệt lượng cao và áp suất đưa nước vào trạng thái "siêu tới hạn", không phải chất lỏng hay chất khí.
Ở dạng này, nước mang nhiều năng lượng hơn hơi nước bình thường, tạo ra nguồn năng lượng lớn gấp 10 lần các nguồn địa nhiệt khác.
Biển bán đảo Reykjanes.
Các nhà nghiên cứu vẫn thực hiện công việc đến năm 2018 để biết có thể sử dụng bao nhiêu năng lượng địa nhiệt núi lửa làm dạng năng lượng thay thế.
Theo các nhà nghiên cứu, nếu các giếng khoan sâu siêu tới hạn ở Iceland và khắp nơi trên thế giới có thể sản xuất ra năng lượng nhiều hơn các giếng khoan địa nhiệt thông thường thì chỉ cần ít giếng khoan cũng đủ sản xuất ra sản lượng năng lượng thỏa mãn nhu cầu.
Nhờ đó, ít gây ảnh hưởng đến môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế
Năng lượng địa nhiệt là nguồn năng lượng chính ở Iceland, chiếm 25% sản lượng điện sản sinh từ Trái Đất. Khoảng 90% hộ dân ở Iceland sưởi bằng năng lượng địa nhiệt.
Theo báo cáo sản xuất năng lượng năm 2016 của Hiệp hội Năng lượng Địa nhiệt (GEA), chúng ta mới chỉ khai thác 7% tiềm năng năng lượng địa nhiệt.
Tuy nhiên, sản lượng năng lượng địa nhiệt sẽ tăng lên. GEA dự đoán đến năm 2030, sản lượng năng lượng địa nhiệt toàn cầu sẽ tăng gấp đôi.
Nguồn: LiveScience
Nguồn tin: Tri Thức Trẻ
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn